Home / Cẩm Nang Phượt / Kinh nghiệm du lịch phượt Bạc Liêu mới nhất 2018 từ A-Z

Kinh nghiệm du lịch phượt Bạc Liêu mới nhất 2018 từ A-Z

Bạc Liêu là một trong những điểm du lịch lớn của nước ta. Nơi đây có nhiều điều thú vị để cộng đồng phượt thủ trải nghiệm và khám phá. Bài viết này Nhật ký phượt mời bạn cùng xem qua nơi du lịch thú vị này nhé.

Kinh nghiệm du lịch phượt Bạc Liêu mới nhất 2018

Hỏi nên đi Bạc Liêu vào thời gian nào

Bạn có thể du lịch Bạc Liêu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu và cảm nhận một cách trọn vẹn nhất tín ngưỡng cũng như phong tục của người dân nơi đây, bạn nên đến thăm Bạc Liêu vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch.

Đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn tại Bạc Liêu. Ngoài ra lễ hội Ok Om Bok của người Khmer vào rằm tháng 10 hàng năm được xem là lễ hội lớn nhất, được nhiều người biết đến nhất ở Bạc Liêu.

Phương tiện và hướng dẫn chi tiết tới Bạc Liêu

Có nhiều phương tiện để đi tùy thuộc và điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể chọn đi bằng:

Xe ô tô

Xuất phát Bình Chánh – tại cầu Bình Thuận, rẽ thẳng vào cao tốc HCM – thẳng đường cao tốc khoảng 50km – rẽ phải vào QL1A – đi thẳng 5km đến Mỹ Tho – rẽ phải vào QL1A rồi tiếp tục như lộ trình của xe máy nhá.

Xe khách

Sẽ tốn hơn gần 7h để đến Bạc Liêu, khởi hành từ bến xe Miền Tây. Đối với xe Phương Trang thì vé giường nằm tầm 160k, tương tự với hãng xe Liên Hưng có giá 185k đó.

Xe máy

Xuất phát ở Bình Chánh – tại cầu Bình Thuận, vào QL1A – đi thẳng đến cầu Bến Lức – qua luôn cầu Tân An – đến Long An.- thẳng tiếp đến Tiền Giang – thẳng 16km đến thành phố Mỹ Tho – rẽ phải hướng quốc lộ QL1A – vượt qua cầu Mỹ Thuận – tiếp QL1A – vượt qua cầu Cần Thơ – tiếp QL1A khoảng 10km – Hậu Giang – thẳng theo QL1A qua thị xã Ngã Bảy – qua địa phận Sóc Trăng – đến nơi!

Máy bay

Từ sân bay Tân Sơn Nhất, bọn mình sẽ đáp xuống sân bay Cà Mau sau hơn 1h. Từ đây, bạn bắt xe theo QL1A, khoảng 50km nữa là đến trung tâm thành phố Bạc Liêu. Đối với Vietnam Airlines hạng phổ thông thì vé có giá 1tr724 nhé!

Tìm nơi nghỉ ngơi tại Bạc Liêu

Ai trong chúng ta đều đã được nghe nhắc đến danh tiếng và những câu chuyện kể về công tử Bạc Liêu. Và khách sạn của công tử Bạc Liêu sẽ rất hấp dẫn đối với những du khách muốn trải nghiệm cuộc sống giàu sang thời xưa. Giá thuê phòng tại khách sạn công tử Bạc Liêu là 16usd – 30usd/đêm.

Ngoài ra thì Bạc Liêu có những khách sạn giá cả thấp hơn phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau, chỉ từ 100,000đ – 200,000đ tại đường Lý Tự Trọng trung tâm thành phố Bạc Liêu.

Những địa điểm du lịch lý tưởng ở Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, được xây dựng cách đây 1 thế kỷ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc đặc trưng của người Khmer Nam bộ với nhiều nét chạm trổ điêu khắc độc đáo.

Chùa có khuôn viên rộng rãi, thanh tịnh, là điểm đến tâm linh cho những ai một lòng hướng Phật. Hiện chùa Xiêm Cán được xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ tại Bạc Liêu.

Miếu cổ Phước Đức Bạc Liêu

Miếu cổ Phước Đức hay còn gọi là chùa Bang, tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Miếu được xây dựng năm 1810, là một công trình kiến nghệ thuật độc đáo của người Hoa ở Bạc Liêu.

Trước đây miếu được làm bằng lá đơn sơ. Là nơi để thờ các vị thần như: Bổn Đầu Công (ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, ông bà Công Mẫu… trong đó thờ Ông Bổn là chính.

Toàn bộ những kiến trúc của miếu đều có giá trị lịch sử và niên đại trên 100 tuổi. Và miếu cổ Phước Đức đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Địa chỉ Miếu cổ Phước Đức Bạc Liêu
74 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu

Khách sạn công tử Bạc Liêu

Khu nhà cổ tọa lạc ở 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy – công tử Bạc Liêu – trú ngụ, nay đã trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ. 5 phòng bình thường có giá 250.000 đồng/đêm, riêng phòng công tử từng ở trước đây có giá gấp đôi. “Phòng công tử” có 1 giường đôi, ti vi, máy lạnh, 1 bàn viết, 1 tủ áo và toilet khá rộng kế bên.

Điểm độc đáo duy nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Cô Thúy Vy – nhân viên lễ tân khách sạn – cho biết phòng công tử Bạc Liêu luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài.

Họ muốn được trải qua một đêm thú vị tại nơi mà vị công tử lừng danh từng trú ngụ. Du khách muốn qua đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng.

Địa chỉ Khách sạn công tử Bạc Liêu
13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu

Biển Bạc Liêu

Với 156 km bờ biển và các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, Vĩnh Hậu, đến Bạc Liêu bạn có thể thả mình trong những ngôi nhà trên biển, vừa nhấm nháp hải sản, vừa hít căng lồng ngực những làn gió biển mát rượi.

Biển Bạc Liêu không có những bãi cát trắng phau như Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng lại có những bãi bồi xa tít mang đến những đặc sản miền biển tươi rói.

Địa chỉ Biển Bạc Liêu
Khu du lịch Nhà Mát, ấp Nhà Mát, xã Hiệp Thành, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Từ thành phố Bạc Liêu, men theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu về hướng Nam khoảng 6km, bạn sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông.

Ai cũng biết miền Tây Nam Bộ là vùng đất của vườn cây ăn trái và đây là vườn nhãn đặc biệt nhất đồng bằng sông Cửu Long, được gọi với cái tên Vườn nhãn cổ trăm tuổi. Bước vào vườn, bạn được hái những chùm nhãn thơm ngon và thưởng thức bữa ăn vườn dân dã.

Giữa gió mát hiu hiu, ngồi trong vườn ăn món đặc sản, bạn lại còn được nghe những giai điệu đờn ca tài tử có một không hai.

Địa chỉ Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
TL 31, Vĩnh Trạch Đông, tp. Bạc Liêu, Bạc Liêu

Khu du lịch Quán âm Phật Đài Bạc Liêu

Khu du lịch Quán âm Phật Đài với diện tích 2,5 ha nằm trong Khu du lịch Nhà Mát, có tượng Phật bà cao 11m ( không kể phần bệ tượng), được xây dựng năm 1973; đây là điểm du lịch tâm linh phù hợp dành cho du khách mọi miền đất nước hành hương.

Hằng năm, vào ngày 23 – 25 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội “Quán âm Nam Hải” với sự tham gia của phật tử và nhân dân trong ngoài tỉnh đến hành hương và cúng viếng.

Địa chỉ Khu du lịch Quán âm Phật Đài Bạc Liêu
Đê Biển, Nhà Mát, Bạc Liêu, Việt Nam

Vườn chim Bạc Liêu

Thật ít nơi nào trên thế giới lại có một sân chim tự nhiên và hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm đô thị có 3 km như ở Bạc Liêu. Với diện tích 160 ha, Sân chim Bạc Liêu hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen, diệc Sumatra… Sân chim Bạc Liêu nằm trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh (Sân Chim – Vườn nhãn – Chùa Xiêm Cáng – Biển).

Ngoài ra, còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long. Hệ thống Sân chim, Vườn chim Bạc Liêu đã và đang là những điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.
Địa chỉ Vườn chim Bạc Liêu
Vườn chim Bạc Liêu, tp. Bạc Liêu, Bạc Liêu, Việt Nam

Các món đặc sản nổi bật ở Bạc Liêu

Ba khía chua ngọt Bạc Liêu

Nếu nhìn thấy ba khía, nhiều người không biết sẽ cãi đó là cua vì hình dáng đặc biệt giống cua đồng. Tuy nhiên, ba khía nhỏ hơn và sống chủ yếu ở vùng nước mặn. Lúc trước, nó là món ăn của người bình dân, sau này, do độc đáo nên được biến thành đặc sản Bạc Liêu.

Từ ba khía, người ta làm được rất nhiều món ngon, nhưng dễ nhất là ba khía muối. Chỉ cần làm sạch, xé nhỏ rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Cứ thế ăn cơm mà vẫn hấp dẫn bởi vị đậm đà khác lạ.

Đàn ông xứ này lai rai, cũng chỉ cần ba khía luộc là khề khà đến khuya. Còn cao cấp và công phu hơn, người ta có thể làm gỏi ba khía… Món nào món ấy cũng khiến người ăn nhớ vị và thốt lên: “ngon quá!”.

Xá pấu Bạc Liêu

Lạ tai vậy thôi chứ thực ra đây là món rau cải muối (như dưa muối) và củ cải muối. Nhưng trong quá trình làm có chút khác vì món này là món của người Hoa. Cốn xại làm từ cải tươi non, đem phơi cho héo, trộn với muối hột, đường, rượu, riềng. Sau đó, cứ để vậy khoảng hai tuần thì ăn được.

Còn xá bấu thì cách làm đơn giản hơn. Củ cải mua về chỉ cần rửa sạch, xắt thành miếng và cũng đem phơi khô. Cho các gia vị đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau cùng với củ cải khô. Để cho đến khi nào thấy đường tan, thấm hết vào củ cải là ăn được.

Hai món này chua chua ngọt ngọt, cay cay và rất dậy mùi. Không chỉ ăn với cơm hay cháo, chúng còn rất ngon khi đi chung bánh tét chiên, bánh phồng tôm, cá khô, thịt khô…

Ngoài ra, cốn xại còn được dùng để làm gỏi với củ kiệu, thịt luộc thái mỏng, tôm đồng luộc lột vỏ hoặc tôm khô và chấm nước mắm chua cũng rất tuyệt vời.

Gỏi bồn bồn Bạc Liêu

Bồn bồn còn được gọi là thủy hương (thủy: nước, hương: cây nhang) có lẽ vì hoa bồn bồn trông từ xa giống hình cây nhang cắm dưới nước. Bồn bồn có tên khoa học là Typha angustifolia thuộc họ Typhaceae. Đây là loại cây hoang dã, mọc nơi các đầm lầy và ruộng thấp (cùng họ với lác), nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu, .v.v…

Trong những năm gần đây, cây bồn bồn được người dân miền Tây trồng nhiều để lấy phần gốc, thân làm dưa hoặc bán tươi cho người tiêu dùng. Đây là một đặc sản nổi tiếng Bạc Liêu được mọi người ưa thích, và được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” ở nơi đây…

Chế biến món này hơi dụng công và phải có chút “kỹ thuật” cơ bản để món xào được ngon miệng. Trước hết, chọn lòng mề gà hoặc vịt thật tươi làm sạch. Rửa lòng mề với muối, chanh để bán mùi tanh, xắt miếng rồi trụng nước sôi, vớt ra đĩa để ráo.

Vị ngọt, béo, thơm của lòng mề, tép hòa lẫn vị chua thanh và “mùi thơm đặc trưng” của bồn bồn giòn tan trong miệng, thấm vào lưỡi, len vào tận cổ họng… tạo cảm giác khoái khẩu, ngon đến bất ngờ.

Đuông chà là Bạc Liêu

Đến với Bạc Liêu mà du khách không thưởng thức những món ăn dân dã giản dị nơi đấy thì thật là phí. Đến với Bạc Liêu mà không thử được món duông chà là thì chắc bạn không biết gì nhiều ở nơi đây.

Đuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh được gọi là kiến dương. Mùa đuông chà là và béo múp mít là vào cữ tháng mười đến khoảng tháng mười hai âm lịch. Đuông mẹ có cánh mỏ hơi nhọn hai cánh cứng nó có thể khoét được gỗ để vào đẻ trứng. trứng dẻ thành ấu trùng và đây là một thứ đặc sản đệ nhất của vùng Nam Bộ.

Đuông chà là thường có trong thân cây dừa, mía, cây chà là và cả trong đất, ngày nay người dân cũng có theer nuôi đuống như có lẽ đuông trong ngon nhất béo nhất thì chỉ có ở trong chà là. Đuông chà là người ta có thể chế biến ra thành nhiều món ăn như nướng lên với lửa, cuộn ăn với lá cải trời chấm mắm me,…nhưng với những người sành ăn có lẽ món đuông lội sông sẽ là một đặc sản. những con đuông béo ú nằm động đậy trong bát nước mắm ớt sẽ rất hấp dẫn.

khi ăn gắp con đuông cho vào miệng nhai, đuông vỡ ra chất protein béo ngọt lan tỏa ra một cái hương vị ngọt ngọt mà bùi bùi khắp cơ thể, ăn món này mà ngâm nhi thêm cốc rượu thì sẽ không có gì bằng được.

Bún nước lèo Bạc Liêu

Bà con xứ Bạc Liêu truyền tai nhau nếu về xứ này mà chưa nếm qua món bún nước lèo quả là thiệt thòi. Phải thấy bún nước lèo được bán khắp nơi từ những gánh hàng rong với nồi nước nóng hổi, vài cái ghế nhựa đến những quán gia truyền mới rõ “tầm ảnh hưởng” của thứ đặc sản này.

Người có ý định ghé thăm xứ Công tử Bạc Liêu đều được dặn “nhớ ghé thăm nhà nghệ sĩ Cao Văn Lầu để biết nơi khai sinh bản Dạ cổ hoài lang trứ danh và ăn bún nước lèo”.

Bún bò cay Bạc Liêu

Nếu ai đã từng du ngon miền Tây và có cơ hội thưởng thức các món đặc sản nơi đây chắc sẽ không thể nào quên món Bún bò cay Bạc Liêu – một món ăn đẹp mắt và gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên và khi ăn nước mắt ngấn dài vì vị cay xé lưỡi. Ấy vậy mà nhiều người con Bạc Liêu đi xa không thể nào quên được hương vị quê nhà, và mỗi khi có dịp chắc chắn sẽ giới thiệu đến bạn bè phương xa mới đến.

Bún bò cay Bạc Liêu, món ngon hấp dẫn đi xa ai cũng nhớ, những lúc nước mắt lăn dài, mồ hôi đầm đìa và gồng mình chiến đấu chống lại vị cay xé lưỡi. Có lẽ đây là món ăn sáng độc đáo nhất ở Bạc Liêu mà không nơi đâu có được.

Bánh Củ Cải Bạc Liêu

Đến Bạc Liêu, bạn sẽ nhìn thấy những chiếc bánh củ cải theo chân người bán hàng rong dạo khắp các con phố. Nhìn qua bánh giống như há cảo của Trung Quốc nhưng có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, lộ rõ phần nhân màu hồng qua lớp vỏ trông rất bắt mắt.

Tùy theo cách chế biến của người làm mà bánh củ cải có nhiều loại khác nhau. Có nơi cán nhuyễn ra rồi cắt lát như bánh ướt, có nơi cuốn lại như há cảo… Tuy nhiên nguyên liệu không thay đổi, nhân gồm tôm, thịt, củ cải, cà rốt thái sợi xào qua cho ngấm gia vị rồi đặt vào lòng vỏ bánh, cuốn lại rồi đem hấp trên bếp chừng 30 phút.

Chiếc bánh hấp chín có màu trắng đục bọc bên ngoài lớp nhân màu hồng đỏ. Nước chấm cũng được pha chua ngọt đặc trưng. Gắp miếng bánh củ cải vào nước chấm sóng sánh vị chua ngọt, rực mùi thơm của tỏi bằm nhỏ, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của tôm, thịt hòa quyện trong bột bánh bùi, ngậy và hăng của củ cải tạo nên mùi vị khác biệt, ăn mãi không thấy chán.

Bạn có thể thưởng thức những món ăn tại một số quán trên đường Hoàng văn Thụ, Hoàng Diệu hay đường 23/8. Bánh được bán với giá khoảng 10.000 đồng một chiếc.

Những lưu ý cần biết khi đi phượt đến Bạc Liêu

– Nếu đến vào mùa mưa (tháng 5 đến háng 11) thì nên đem theo dù, kem chống mũi, giầy chống trơn trợt và áo ấm nhẹ.

– Nếu đến vào mùa nắng (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) bạn nên đem theo quần áo gọn nhẹ, nón, để dễ di chuyển. Mang theo áo khoác, nón, kem chống nắng, kem chống muỗi cho việc tham quan rừng.

Bài HOT xem nhiều:

About KiA Tin

KiA Tin
Mình là KiA Tin, người đứng sau blog này, mình đam mê đi phượt và du lịch, thích chia sẻ, chơi game và đọc tất cả các loại sách. Mình là một người trầm tính nhưng thích kết giao với nhiều bạn bè khắp nơi.

Check Also

Lý do giới trẻ lựa chọn du lịch phượt thay vì đi theo tour

Phượt đối với giới trẻ bao giờ cũng hấp dẫn hơn đi du lịch theo …

2 comments

  1. Avatar

    Tôi là vinhpham rất thích trang web này. Huy vọng kết giao được nhiều người cùng đam mê đi bụi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *